1. Phân biệt Yến sào thiên nhiên & Yến sào trong nhà

1.1 Tổ Yến hang động

Yến sống trong các hang động gọi là Yến hàng được biết dưới tên Bird Nest, Salangane Nest. Vì tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ nên loại tổ Yến này thường có giá cao nhất trên thị trường. Tổ Yến trong động, với những điều kiện tự nhiên, thường có hình dạng giống như 1 cái chén, thân dày và chân cứng giúp bảo vệ trứng hoặc Yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết.

 

“Yến trên đảo thiên nhiên tại vùng biển Nha Trang Khánh Hòa”

1.2 Tổ Yến trong nhà

Nhiều người nghĩ rằng Yến có thể nuôi được nhưng thực tế chỉ có thể dựa vào kỹ thuật, thiết kế để dẫn dụ chim Yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như công nghiệp do bản chất chim Yến hoang dã và chỉ có thể bắt côn trùng khi đang bay. Tùy theo màu sắc tổ Yến, tổ Yến trong nhà thường là trắng ngà, chất lượng tổ yến phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim yến.


“Yến nuôi trong nhà tại các nhà nuôi chim Yến trên cả nước”

2. Thành phần dinh dưỡng và công dụng đặc biệt của Yến sào

Theo nghiên cứu khoa học, tổ Yến chứa carbohydrat, acid amin và muối khoáng, trong đó glycoprotein chiếm đến 50%. Trong số các carbohydrat thì acid sialic là thành phần chính chiếm 90% có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, ngoài ra còn galatosamine 7,2% và glucosamin 5,3 % giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp, galactose 16,9% và fucose 0,7%. Tổ Yến còn chứa các acid amin bao gồm acid aspartic, acid glutamic, proline, threonin và valine. Các muối khoáng chính trong tổ Yến bao gồm natri, calci, magne, kẽm, mangan, sắt.

Trong đó, acid aspartic và acid proline rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô, cơ, tái tạo tế bào, acid glutamic kích thích sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng não bộ con người, acid threonin rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám, bảo vệ da giúp làn da sáng mịn, acid valine có tác dụng điều hòa protein hỗ trợ bạn trong quá trình ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao. Các muối khoáng chính trong tổ Yến bao gồm natri, calci, magne, kẽm, mangan, sắt rất có lợi cho thần kinh, trí nhớ, hệ tiêu hóa giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

3. Các món ăn bài thuốc bổ duỡng được chế biến với Yến sào

ĐƯỜNG PHÈNHẠT SENNGŨ QUẢSÚP CUASÚP VI CÁ
Cách chế biến: Yến sào sơ chế định lượng 3g, ngâm với nước ấm trong vòng 10 phút, sau đó vớt ra chưng cách thủy với đường phèn khoảng 30 phút cho đến khi sợi Yến nở đều, có mùi thơm đặc trưng. Thêm 1 lát gừng tươi vào có mùi thơm cho dễ dùng.Cách chế biến: Yến sào sơ chế với định lượng 3g, ngâm với nước ấm trong vòng 10 phút. Hạt sen được làm sạch, hầm trước, giữ lạnh. Sau đó vớt ra chưng cách thủy với đường phèn và hạt sen khoảng 30 phút cho đến khi sợi Yến nở đều, có mùi thơm đặc trưng.Cách chế biến: Yến sào sơ chế với định lượng 3g, ngâm với nước ấm trong vòng 10 phút, hạt sen được làm sạch, hầm trước, giữ lạnh. Sau đó vớt ra chưng cách thủy với đường phèn và hạt sen, đậu xanh, táo đỏ, kỳ tử, bạch quả khoảng 30 phút cho đến khi sợi Yến nở đều, có mùi thơm đặc trưng.Cách chế biến: Yến sào sơ chế với định lượng 3g. Nước dùng hầm từ xương heo và xương gà. Ngâm yến với nước ấm trong vòng 10 phút, vớt ra, chưng cách thủy với nước dùng có sẵn, thịt cua làm sạch xé nhỏ, gia vị vừa ăn trong vòng 30 phút cho đến khi sợi Yến nở đều, có mùi thơm đặc trưng.Cách chế biến: Yến sào sơ chế với định lượng 3g, ngâm với nước ấm trong vòng 10 phút, vớt ra. Nước dùng hầm từ xương heo và gà. Vi cá 1g rửa sạch, ngâm vào nước ấm cho đến khi nở đều. Cho Yến đã ngâm nở vào với vi cá và nước dùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó chưng cách thủy trong thố sứ khoảng 30 phút cho đến khi sợi Yến nở đều, có mùi thơm đặc trưng.